QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH
Mục đích chủ yếu của Tòa án hành chính là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Luật sư có trách nhiệm vụ tích cực góp phần vào việc thực hiện mục đích đó trên cơ sở quan điểm đặt lợi ích nhà nước và lợi ích bảo vệ pháp chế lên trên hết, trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật, bảo đảm công lý.
Do đó, luật sư có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau: Mỗi quyền hạn đồng thời là một nghĩa vụ, cũng như mỗi nghĩa vụ đồng thời là một quyền hạn mà luật sư phải thực hiện với tất cả lương tâm và trách nhiệm của một luật sư chân chính:
– Quyền đại diện cho đương sự trong tố tụng xét xử hành chính.
– Quyền bình đẳng với cơ quan hoặc nhân viên nhà nước bị kiện trong quá trình tố tụng xét xử hành chính.
– Quyền đòi:
Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái phápluật.
Chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.
Cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân đứng kiện.
– Quyền tham gia thẩm cứu và tham gia xét xử như đã trình bày ở trên.
– Quyền được biết các luận cứ và giải trình của bên bị kiện.
– Quyền tranh luận viết và tranh luận miệng trong quá trình thẩm cứu và xét xử của Toà án hành chính.
Vấn đề quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hành chính.
Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hành chính, đặc biệt là của các bên trong tố tụng hành chính, là một trong những nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong tố tụng hành chính thực chất là xác định địa vị pháp lý của họ trong tố tụng hành chính, phải xuất phát từ đặc thù của tố tụng hành chính so với các thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng dân sự… Có thể nói, đặc thù cơ bản nhất của tố tụng hành chính là tố tụng tiến hành chủ yếu ở Toà án,và kết quả của nó là một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của nhân viên cơ quan nhà nước được phán xét có đúng pháp luật hay không. Một đặc điểm nữa của tố tụng hành chính cũng cần phải thấy là, trước khi vụ kiện hành chính được đưa ra Toà án hành chính, nó đã được giải quyết theo thủ tục khiếu nại hành chính nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại.
Từ đó, việc xác định phạm vi các quyền và nghĩa vụ của cá bên trong tố tụng hành chính phải được đáp ứng hai yêu cầu sau đây:
– Bảo đảm để đương sự có điều kiện bảo vệ quyền mà học cho là bị xâm hại.
– Bảo đảm để tố tụng được tiến hành nhanh chóng, có hiệu lực và hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét