VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG BOT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ
BOT có vai trò rất lớn trên khía cạnh kinh tế. Cụ thể, việc sử dụng nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để tài trợ cho các dự án BOT đã cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước, cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Vai trò của hợp đồng BOT trên khía cạnh kinh tế có thể kể đến như: giảm sức ép về vốn đầu tư cho Ngân sách Nhà nước; phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
(*) Giảm sức ép về vốn đầu tƣ cho Ngân sách Nhà nước
Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước có cơ sở hạ tầng kém như Việt Nam. Nhưng việc phát triển cơ sở hạ tầng này lại không hề đơn giản chút nào vì vốn đầu tư cho việc này thường là rất lớn và thời gian thu hồi vốn đối với các công trình lớn có thể lên đến hàng chục năm, đấy là chưa nói đến việc sinh lợi của dự án. Đối với một nước có nguồn vốn ngân sách luôn trong tình trạng khó khăn như nước ta, vốn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng vẫn thiếu chứ chưa nói gì đến vốn để xây dựng những công trình mới. Điều này khiến cho các dự án cơ sở hạ tầng có nguồn tài trợ từ Ngân sách Nhà nước phải xếp hàng chờ tới lượt. Giữa lúc đó, các dự án đầu tư theo hình thức BOT được xem là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nếu không ngân sách Nhà nước không thể lấy đâu ra số vốn đầu tư khổng lồ cho những công trình đó. Trên thế giới, nguồn vốn tài trợ cho các siêu dự án cũng không thể tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kể cả các nước phát triển như Anh,Úc,Mỹ… hay các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc… Có thể lấy ví dụ các siêu dự án được thực hiện theo hình thức BOT như đường hầm Sydney (Úc)10 dài 2,3 km có tổng số vốn đầu tư khổng lồ 550 triệu USD, hay dự án đường cao tốc Bắc-Nam11 của Malaixia có tổng số vốn đầu tư là 1.8 tỷ USD và một trong những dự án lớn nhất là dự án đường hầm qua eo biển Anh-Pháp 12 có tổng số vốn đầu tư lên tới 9.2 tỷ USD. Với hình thức đầu tư BOT, Chính Phủ có thể huy động được được vốn từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như vốn từ các tổ chức nước ngoài, bù lại Chính Phủ có những chính sách ưu đãi dành cho chủ đầu tư để dự án có thể thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận cao. Trong thực tế, nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để thực hiện dự án là vốn vay ngân hàng (có thể chiếm 80 đến 90% vốn đầu tư dự án BOT. Ví dụ dự án đường hầm qua eo biển Anh-Pháp có tổng số vốn đầu tư 9.2 tỷ USD với vốn vay ngân hàng hơn 7.4 tỷ USD.
Như vậy thông qua hình thức đầu tư BOT, ngân sách Nhà nước sẽ được giảm áp lực về vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, dành vốn đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết khác trong xã hội.
(*) Phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong nước
Mỗi thành phần kinh tế trong nước đều có những ưu thế nhất định về vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý. Chính vì vậy Nhà nước cần quan tâm và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Bằng hình thức đầu tư BOT, các doanh nghiệp, cá nhân sẽ dựa trên khả năng vốn cũng như kinh nghiệm, kỹ thuật, quản lý của mình để tìm, lập và xin phép thực hiện dự án BOT. Điềunày là hết sức cần thiết vì số vốn nhàn rỗi trong dân chúng ở nước ta là rất lớn. Nếu số vốn này được sử dụng vào việc phát triển kinh doanh thì nền kinh tế nước ta sẽ có những bước phát triển đáng kể. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm cũng như các phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại có khả năng tham gia thực hiện những dự án của đất nước. Và chỉ có thông qua việc thực hiện những dự án BOT, các doanh nghiệp trên mới tận dụng, phát huy được năng lực sẵn có của mình, đồng thời lại có thể nâng cao được trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề cũng như trình độ về quản lý của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp mình.
(*) Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
Mục tiêu đầu tiên của hình thức BOT chính là xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời giảm thiểu thâm hụt đối với ngân sách Nhà nước. Thực tế cho thấy tình trạng nguồn vốn Nhà nước chủ yếu từ nguồn thuế không đủ tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã trì hoãn các dự án. Một số dự án của khu vực Nhà nước không thu được lợi ích mong muốn do chi phí cao quá mức và gặp phải các vấn đề chất lượng và bảo dưỡng. Các dự án BOT khi được hoàn thành sẽ đóng góp vào việc mở rộng và nâng cấp hệ thống đường bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt cũng như hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện cho nền kinh tế. Đây là những lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế vì nó thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia, thể hiện nỗ lực của quốc gia trong công cuộc hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Thông qua hình thức BOT, Nhà nước vừa không phải cấp vốn đầu tư, mà vừa xây dựng được cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế và sau một khoảng thời gian nhất định thì được chuyển giao không bồi hoàn để tiếp tục quản lý và sử dụng.
Xem thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét